Rối loạn giấc ngủ không chỉ làm suy giảm chất lượng cuộc sống mà còn dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Từ mệt mỏi ban ngày, suy giảm năng lực tư duy, đến các rối loạn tâm thần và thể chất - hậu quả của tình trạng này là vô cùng to lớn.

Trong bài viết sau, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về các triệu chứng rối loạn giấc ngủ thường gặp, những nguyên nhân phổ biến và biện pháp giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình là bước đầu tiên quan trọng để bạn có thể "giành lại" những đêm yên bình và sức khỏe dài lâu.

Rối loạn giấc ngủ là gì?

"Rối loạn giấc ngủ" là thuật ngữ chung để chỉ tình trạng người bệnh mắc phải các vấn đề liên quan đến chất lượng và thời gian ngủ, từ đó gây cản trở đến hoạt động cá nhân hàng ngày. Điều này không chỉ làm giảm năng suất trong ngày, mà còn dẫn đến các biến chứng sức khỏe lâu dài, đặc biệt là sức khỏe tinh thần.

Từ năm 1979, Hiệp hội Rối loạn giấc ngủ Hoa Kỳ đã đưa ra hệ thống phân loại đầu tiên, nêu bật hơn 100 dạng rối loạn giấc ngủ dựa trên nhiều nguyên nhân, triệu chứng và ảnh hưởng của chúng đối với cơ thể. Các rối loạn này có thể được nhận biết qua một số dấu hiệu chung như sau:

  • Bạn cảm thấy buồn ngủ nhưng lại khó vào giấc.
  • Bạn luôn tìm cách để giữ mình tỉnh táo vào ban ngày.
  • Nhịp sinh học ngủ – thức của bạn không ổn định.
  • Hành vi bất thường của bạn làm gián đoạn giấc ngủ.

Những dấu hiệu này chính là cảnh báo về các vấn đề giấc ngủ. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày hoặc gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ, việc tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Rối loạn giấc ngủ xảy ra rất phổ biến hiện nay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, sức khỏe và cuộc sống của người bệnh

Triệu chứng rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ là một tình trạng phức tạp có thể biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau, phụ thuộc vào loại rối loạn mà bạn mắc phải. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp:

  • Buồn ngủ bất thường vào ban ngày: Có thể là những cơn buồn ngủ đột ngột khi lái xe hoặc trong cuộc họp.
  • Khó khăn trong việc ngủ: Nhiều người thường mất hơn 30 phút để có thể chìm vào giấc ngủ mỗi đêm.
  • Rối loạn chu kỳ ngủ - thức: Chu kỳ này không đều đặn, gây khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ liên tục.
  • Các vấn đề về hô hấp khi ngủ: Bao gồm ngừng thở, thở hổn hển hoặc ngáy to.
  • Đi tiểu không tự chủ trong khi ngủ và các hành vi khác: Bao gồm cả mộng du và biểu hiện cảm xúc mạnh như sợ hãi hoặc la hét.
  • Cảm giác khó chịu ở chân hoặc tay vào ban đêm: Cảm giác như kiến bò hay ngứa ran, thường sẽ giảm bớt khi cử động chân hoặc tay.
  • Ảo giác khi ngủ: Những hình ảnh hoặc âm thanh không có thực xuất hiện khi bắt đầu vào giấc ngủ hoặc khi thức giấc.
  • Mất ký ức tạm thời: Không thể nhớ được những hành vi thực hiện trong khi ngủ.
  • Cảm giác tê liệt khi thức dậy: Cảm giác không thể di chuyển ngay sau khi tỉnh giấc.
  • Các vấn đề cảm xúc và năng lực: Là những cơn mệt mỏi kéo dài, cáu kỉnh, lo lắng và suy giảm hiệu suất công việc hoặc học tập.

Các loại rối loạn giấc ngủ phổ biến

Dưới đây là 6 chứng rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất hiện nay:

Mất ngủ

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ kéo dài khiến bạn lặp lại tình trạng trằn trọc hàng đêm và khó có được giấc ngủ ngon. Những người mắc phải chứng mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi quá mức vào ban ngày và gặp phải các vấn đề về nhận thức.

Nếu tình trạng này xảy ra ít nhất 3 lần/tuần và kéo dài hơn 3 tháng, được xác định là mất ngủ mãn tính. Theo số liệu từ National Sleep Foundation của Mỹ, có đến ⅓ người trưởng thành đang phải "chiến đấu" với chứng mất ngủ.

Hiểu biết sâu sắc về tình trạng này là bước cực kỳ quan trọng trong việc tìm kiếm các giải pháp hiệu quả để cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn. 

Bệnh mất ngủ giả (Parasomnias)

Parasomnias là một chứng rối loạn giấc ngủ rất phổ biến hiện nay. Người bệnh thường xuyên trải qua các hành vi bất thường khi vừa bắt đầu chìm vào giấc ngủ hoặc khi đang ngủ sâu.

Các biểu hiện của chứng bệnh này khá đa dạng từ nói mớ, rên rỉ, đi lại trong lúc ngủ (còn gọi là mộng du), đến những trường hợp nghiêm trọng hơn như gặp ác mộng dữ dội hoặc tè dầm.

Parasomnias có thể khiến người bệnh dễ gặp ác mộng mỗi khi ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể

Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học (Circadian)

Hội chứng rối loạn giấc ngủ là tình trạng phổ biến khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ, thường tỉnh dậy giữa đêm và không thể ngủ lại. 

Các triệu chứng của rối loạn này thường nhẹ vào buổi sáng nhưng trở nên trầm trọng hơn vào buổi tối. Dưới đây là một số dạng phân loại chính:

  • Rối loạn giai đoạn ngủ muộn: Người bệnh không thể chìm vào giấc ngủ cho đến rất muộn (thường là sau nửa đêm), dẫn đến mệt mỏi và suy giảm năng suất vào ban ngày.
  • Rối loạn giai đoạn ngủ nâng cao: Người bệnh dễ dàng chìm vào giấc ngủ sớm, nhưng thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại, làm gián đoạn chu kỳ ngủ bình thường.
  • Rối loạn giấc ngủ do làm việc theo ca: Thường xảy ra với những người làm việc không theo một lịch trình cố định, khiến cho chu kỳ ngủ - thức bị xáo trộn nghiêm trọng.
  • Hội chứng ngủ - thức không theo 24 giờ: Người bệnh không thể duy trì chu kỳ ngủ/thức 24 giờ thông thường của cơ thể, thường xuyên gặp khó khăn trong việc ngủ và thức đúng giờ.

Chứng ngủ rũ (Narcolepsy)

Chứng ngủ rũ là một dạng rối loạn giấc ngủ mãn tính khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi quá mức trong suốt cả ngày dù đã có một đêm nghỉ ngơi đầy đủ. 

Đặc trưng của chứng này là những cơn buồn ngủ không thể kiểm soát, dẫn đến tình trạng ngủ gật bất ngờ vào ban ngày - ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động hàng ngày của người bệnh.

Người mắc chứng ngủ rũ có thể trải qua "loạn trương lực cơ" bất ngờ, khiến cơ thể mất khả năng hoạt động tạm thời và gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành động. Các cơn này thường được gọi là cataplexy, được kích hoạt bởi cảm xúc mạnh như tiếng cười hoặc giận dữ.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Đây là tình trạng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng tắc nghẽn đường thở mỗi khi đi ngủ, làm gián đoạn hô hấp. Có hai loại chính là "ngưng thở tắc nghẽn" và "ngưng thở trung ương", cùng với một dạng phức tạp hơn là "ngưng thở hỗn hợp" được kết hợp cả hai loại trên.

Bệnh ngưng thở khi ngủ không chỉ gây ra tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ quá mức vào ban ngày mà còn có thể dẫn đến suy giảm nhận thức. Điều đáng nói là người bệnh thường không hề nhớ bất cứ điều gì về các lần ngưng thở này dù có tỉnh giấc sau mỗi lần. 

Như các rối loạn giấc ngủ khác, nếu không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Hội chứng chân không yên (RLS)

Hội chứng này còn được biết đến với tên gọi "bệnh Willis-Ekbom", một chứng rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ, gây ra cảm giác khó chịu nghiêm trọng ở chân. 

Người bệnh thường cảm thấy ngứa ngáy, đau nhói và bồn chồn, chỉ muốn di chuyển chân liên tục. Cảm giác sẽ tồi tệ hơn vào ban đêm, khi nằm nghỉ hoặc ngồi lâu, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Ngoài ra, một số người bệnh còn gặp tình trạng ở tay và các bộ phận khác của cơ thể. Việc di chuyển là biện pháp duy nhất giúp giảm bớt sự khó chịu này.

Các nhà nghiên cứu cho rằng RLS có liên quan đến sự mất cân bằng dopamine - một chất dẫn truyền thần kinh có vai trò điều chỉnh chuyển động cơ thể, gây ra ảnh hưởng đến cảm giác và hành vi của người bệnh.

Hội chứng chân không yên cũng là dấu hiệu dễ nhận biết của rối loạn giấc ngủ

Nguyên nhân gây mất ngủ là gì?

Mất ngủ là một vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi lứa tuổi. Dưới đây là những nguyên nhân chính có thể gây ra tình trạng này:

  • Áp lực cuộc sống: Căng thẳng về công việc, học tập, sức khỏe, tài chính hoặc các mối quan hệ gia đình có thể khiến bạn trằn trọc, dẫn đến khó chìm vào giấc ngủ.
  • Thay đổi lịch trình làm việc: Việc đi công tác liên tục hoặc lịch trình làm việc không ổn định (làm ca sáng - tối hoặc thay đổi ca liên tục) cũng là những nguyên nhân phổ biến khiến giấc ngủ bị xáo trộn.
  • Thói quen sinh hoạt trước khi đi ngủ: Những hoạt động như xem tivi, sử dụng máy tính hay chơi game trước khi đi ngủ cũng ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ của bạn.
  • Chế độ ăn uống: Ăn quá no trước khi ngủ sẽ làm tăng áp lực lên dạ dày, gây khó chịu và cản trở giấc ngủ của bạn.
  • Các vấn đề sức khỏe tâm thần và thể chất: Trầm cảm, rối loạn lo âu, hoang tưởng và một số tình trạng sức khỏe thể chất như: loét dạ dày, tiểu đường, đau mãn tính, ung thư và các bệnh lý tim mạch, cũng làm giảm chất lượng và thời gian ngủ. 
  • Sử dụng chất kích thích: Cafein trong cà phê trà, và cola, cũng như nicotine trong thuốc lá, đều có thể cản trở giấc ngủ. Mặc dù rượu có thể giúp bạn dễ ngủ hơn, nhưng nó sẽ khiến bạn tỉnh giấc nhiều hơn vào ban đêm.
  • Độ tuổi cao hơn: Người cao tuổi có thể mất ngủ do các cơn đau bệnh hoặc sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau.
Tìm hiểu và giảm thiểu các nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ sẽ giúp bạn dễ ngủ và sâu giấc hơn

Rối loạn giấc ngủ là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể của nhiều người. Bằng cách hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng gặp phải, bạn có thể tìm ra các biện pháp phù hợp ngăn ngừa và tăng cường giấc ngủ của mình.

Một trong những biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa chứng rối loạn giấc ngủ là bổ sung đầy đủ Magie. Đây là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng trí não, bảo vệ tim mạch và giúp cơ bắp phục hồi nhanh chóng sau luyện tập. Điều này giúp bạn duy trì cơ thể khỏe mạnh và giảm stress, đồng nghĩa có thể ngủ ngon và sâu hơn. 

0 nhận xét

Để lại bình luận

Tất cả các bình luận blog được kiểm tra trước khi xuất bản